1. Chào mừng bạn đã đến với cộng đồng Kỹ năng giao tiếp.

    Ở đây tại Noichuyenhay.com là nơi sinh hoạt của những người đam mê học hỏi và phát triển những kỹ năng mà chúng ta cần phải có trong cuộc sống, công việc hàng ngày.

    Cho dù bạn đang ở nơi làm việc, một người tìm việc, sinh viên, giáo viên hoặc cha mẹ, hoặc chỉ quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng quan trọng của bạn, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin ở đây về kỹ năng sống cần thiết. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống cá nhân và nâng cao sự chuyên nghiệp của bạn.

    Bạn sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích và nói cho người khác về cộng đồng Nói chuyện hay để mọi người cùng chia sẻ giúp đỡ nhau tự tin và thành công trong cuộc sống. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Tắt thông báo

Quy Tắc An Toàn Khi Cho Trẻ Tiếp Xúc Với Thú Cưng

Thảo luận trong 'Kỹ năng sống cho trẻ em' bắt đầu bởi Phạm Thanh Nhã, 7/12/16.

Lượt xem: 818

  1. Phạm Thanh Nhã

    Phạm Thanh Nhã New Member

    Không thể phủ nhận rằng, tiếp xúc và chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ học được nhiều điều thú vị về kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin… nhưng ở một góc độ nào đó, vật nuôi cũng có thể là hiểm họa với trẻ nhỏ.



    Nếu trong nhà có vật nuôi, các bậc cha mẹ cần chú ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe của trẻ:

    1. Hãy chọn những giống vật nuôi hiền lành. Chẳng hạn, một số loài chó thân thiện với trẻ, như: Beagle, Pug, Golden Retriever, Labrador, Papillon…
    2. Hãy giữ vật nuôi sạch sẽ và khám thú y thường xuyên để ngăn ngừa bé nhiễm các bệnh giun sán do ký sinh trùng hay các bệnh khác như hen suyễn, dị ứng…
    3. Nếu nuôi chó, hãy triệt sản cho chúng và cho chó tham gia các lớp học. Chó được học để làm theo một số lệnh đơn giản sẽ dễ dàng hơn để trẻ kiểm soát.
    4. Hãy cho vật nuôi một nơi ẩn náu an toàn như một cái thùng hoặc một ngôi nhà nhỏ, đảm bảo cách xa phòng của trẻ.
    5. Hãy cho vật nuôi ăn thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn chín. Tuyệt đối không cho chó, mèo ăn thịt sống.
    6. Hãy làm cho vật nuôi hộp cát để đi vệ sinh và dọn hộp mỗi ngày. Nếu trẻ quá nhỏ, cha mẹ không cho trẻ làm việc này. Nếu trẻ đã lớn và muốn làm, hãy hướng dẫn trẻ đeo găng tay cao su và rửa tay kỹ khi xong việc.
    7. Luôn để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với vật nuôi, đặc biệt là với những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi… Chú ý, không bao giờ để trẻ chơi trò kéo co hoặc vật lộn với vật nuôi vì nếu quá khích, chó mèo có thể cào, cắn trẻ.
    8. Rửa tay thật sạch sau khi chơi với vật nuôi
    9. Hãy cho trẻ đi khám nếu trẻ bị chó, mèo cắn rách da hoặc vết cào bị sưng kéo dài hơn 2 tuần.
    Cách chơi đùa với chó và xử lý khi bị chó tấn công:
    • Hãy đứng yên và thả lỏng tay khi một con chó đi tới và khụt khịt, ngửi chân trẻ. Giải thích cho trẻ rằng nếu trẻ chạy, con chó có thể nghĩ rằng trẻ đang giỡn và đuổi theo.
    • Hãy tìm cách tránh con chó đang gầm gừ, nhe răng hoặc bộ lông dựng đứng.
    • Hướng dẫn trẻ không bao giờ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của chó, vì chó có thể hiểu rằng trẻ đang đối đầu với nó.
    • Hãy cuộn tròn như một quả bóng để bảo vệ khuôn mặt và bàn tay của trẻ nếu một con chó lạ lao vào tấn công.
    • Nếu bị chó cắn, nên dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh; Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và tiêm phòng cho bé.
    Cách chơi đùa với mèo và xử lý khi bị mèo tấn công:
    • Khi chơi chỉ nên vuốt nhẹ nhàng trên lưng hoặc phía sau tai của mèo.
    • Không làm phiền mèo khi nó đang ngủ hoặc ăn.
    • Nếu con mèo cong đuôi lại một cách nhanh chóng, có nhiều khả năng nó đang cáu giận và chuẩn bị tấn công, lúc này trẻ nên tránh xa.
    • Nếu trẻ bị mèo cào hoặc cắn, cha mẹ nhắc trẻ rửa sạch vết thương với xà phòng và nước ngay lập tức.
     
    Thẻ (Tags):

Chia sẻ trang này

Đang tải...