1. Chào mừng bạn đã đến với cộng đồng Kỹ năng giao tiếp.

    Ở đây tại Noichuyenhay.com là nơi sinh hoạt của những người đam mê học hỏi và phát triển những kỹ năng mà chúng ta cần phải có trong cuộc sống, công việc hàng ngày.

    Cho dù bạn đang ở nơi làm việc, một người tìm việc, sinh viên, giáo viên hoặc cha mẹ, hoặc chỉ quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng quan trọng của bạn, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin ở đây về kỹ năng sống cần thiết. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống cá nhân và nâng cao sự chuyên nghiệp của bạn.

    Bạn sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích và nói cho người khác về cộng đồng Nói chuyện hay để mọi người cùng chia sẻ giúp đỡ nhau tự tin và thành công trong cuộc sống. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Tắt thông báo

Vận đơn là gì? Chức năng và vai trò của từng loại

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Trần Thiên Tân, 21/2/22.

Lượt xem: 229

  1. Trần Thiên Tân

    Trần Thiên Tân nhanh chóng - tiết kiệm - vui vẻ

    Đối với nhiều người vận đơn đã quá quen thuộc. Nhưng với những người mới vào ngành, hoặc sinh viên học về logistics, thì khái niệm vận đơn là gì còn khá xa lạ. Cùng Taxi tải Sài Gòn tìm hiểu Vận đơn là gì? Các loại vận đơn cũng như vai trò của chúng trong bài viết dưới đây nhé!

    1. Vận đơn là gì?
    Tên gọi đầy đủ của vận đơn là Vận tải đơn. Hiểu một cách đơn giản là một tờ phiếu ghi nhận lại các thông tin liên quan tới hoạt động vận chuyển hàng hóa, giống như một tờ phiếu biên nhận thông thường. Nhưng vì hoạt động vận chuyển này có quy mô vượt phạm vi quốc gia, nên các thông tin trên vận đơn sẽ quy chuẩn hơn, và thường được thể hiện bằng tiếng anh.

    Tóm lại, vận đơn là chứng từ quan trọng, do người vận chuyển lập, dùng để xác nhận đã nhận hàng và có trách nhiệm chuyển lô hàng đó đi tới địa điểm thỏa thuận. Vận đơn có giá trị là bằng chứng cho một giao dịch vận chuyển hàng hóa.

    [​IMG]

    Vậy vận đơn tiếng anh là gì? Hiện nay căn cứ theo phương thức vận chuyển mà có 3 loại vận đơn cơ bản là Vận đơn đường bộ, vận đơn đường hàng không, và phổ biến nhất là vận đơn đường biển.

    Theo đó, vận đơn đường biển viết tắt tiếng Anh là B/L (Bill Of Lading), vận đơn hàng không viết tắt AWB (Air Waybill). Riêng vận đơn đường bộ tiếng anh thì ít thông dụng và không được giới xuất nhập khẩu đề cập nhiều. Họ thường dùng B/L để nhắc tới hoạt động này.

    2. Chức năng, vai trò của vận đơn là gì?
    Ba chức năng cơ bản của vận đơn:

    • Có giá trị như biên lai khi gửi hàng lên phương tiện

    • Xác nhận việc ký hợp đồng chuyên chở giữa chủ hàng và đơn vị vận chuyển

    • Đối với vận đơn đường biển, sẽ có giá trị như chứng từ sở hữu
    Vai trò của vận đơn trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu:

    • Là một chứng từ quan trọng cần có trong bộ hồ sơ thông quan. Nếu không có vận đơn hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị gián đoạn.

    • Vận đơn còn có giá trị như một hóa đơn thanh toán khi gửi kèm trong bộ chứng từ thanh toán gửi cho ngân hàng.

    • Vận đơn dùng để xác nhận hàng đã được gửi cho đơn vị vận chuyển. Đang hoặc đã được xếp lên phương tiện và chuẩn bị di chuyển. Người mua cần chuẩn bị các thủ tục giấy tờ và công việc cần thiết để tiếp nhận hàng.

    • Dùng làm chứng từ cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán hàng hóa. Chứng từ gốc có thể dùng để mua bán. Nhưng chỉ phổ biến đối với vận đơn đường biển Thông thường chỉ áp dụng cho vận đơn đường biển.
    Để tìm hiểu kỹ hơn về vận đơn cũng như các vai trò và chức năng và quy định liên quan của chúng, bạn có thể tìm đọc các thông tin các văn bản quốc tế như Carriage of Goods by Sea Act 1992 (COGSA), Hague-Visby Rules 1968, , Brussels Convention 1924, ...

    3. Những nội dung chính của vận đơn
    Cách trình bày, cũng như nội dung chi tiết của từng loại vận đơn đường biển, đường hàng không hay đường bộ sẽ không hoàn toàn giống nhau. Mỗi nhà phát hành cũng sẽ cung cấp mẫu vận đơn riêng. Nhưng về cơ bản, thì một vận đơn thường sẽ có những nội dung như sau:
    [​IMG]

    • Chi tiết thông tin người mua và người bán (người nhận hàng và người gửi hàng): Như họ tên, số cmnd, địa chỉ, số điện thoại, tên công ty,...

    • Chi tiết thông tin về phương tiện vận chuyển hàng như số chuyến, số tàu,..

    • Chi tiết thông tin về hàng hóa như chủng loại hàng, đặc điểm, số lượng, trạng thái ...

    • Phí cước vận chuyển, các loại cước phí khác

    • Địa điểm và thời gian phát hành vận đơn
    4. Nội dung chi tiết của vận đơn đường biển
    Trong 3 loại vận đơn đã nêu, thì vận đơn đường biển là phổ biến hơn cả và chiếm số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta. Do đó mà Taxi tải Sài Gòn sẽ chủ yếu giúp bạn đi sâu vào tìm hiểu các nội dung chi tiết của một vận đơn đường biển thông dụng:

    • Vessel/ Flight No: Tên hãng tàu/ Số chuyến tàu

    • Booking no: Số booking

    • Bill Type: Hình thức bill mà chủ hàng muốn lấy. Ví dụ như bill thường (original bill), điện giao hàng (hay surrendered bill), giải phóng hàng nhanh (seaway bill)

    • Freight and Charge: Các loại cước phí

    • Shipper: Điền thông tin của người gửi hàng (tên, SĐT, địa chỉ, email,...)

    • Consignee: Điền thông tin của người nhận hàng (tên, SĐT, địa chỉ, email,...

    • Notify Party: Người tiếp nhận thông báo hàng đến.

    • Container/ Seal No: Số container/ số chì

    • Description of Goods: Mô tả hàng hóa chi tiết, ví dụ loại hàng, tên hàng, số lượng, trọng tải, thể tích,…

    • Port of Loading: Cảng biển nơi hàng xuất đi

    • Port of Discharge: Cảng chuyển tải, hay còn gọi là cảng trung chuyển. Là nơi tàu ghé một thời gian để phục vụ hoạt động xếp dỡ hàng. Nếu không có cảng trung chuyển mà tàu vận chuyển hàng tới thẳng cảng đích, thì bạn điều vào cảng đích.

    • Port of Delivery: Cảng đích nơi cập bến

    • Remark: Các lưu ý
    5. Phân loại vận đơn đường biển
    Vận đơn đường biển có nhiều loại đa dạng, tùy vào tiêu chí phân loại. Có những vận đơn bạn nghe rất quen, nhưng cũng sẽ có các loại bạn mới nghe lần đầu. Dưới đây là thông tin chi tiết:

    5.1. Phân loại vận đơn căn cứ vào người nhận hàng
    • Order bills of lading (Vận đơn theo lệnh): Theo tiêu chí người nhận hàng, thì vận đơn theo lệnh phổ biến nhất. Tức là căn cứ theo lệnh của người gửi hàng, thì người giao hàng sẽ chuyển hàng cho người được chỉ định.
    Mặt sau vận đơn cần đóng dấu và ký hậu. Có 2 trường hợp xảy ra: Nếu ký hậu có ghi thông tin người nhận hàng cụ thể, thì sẽ trở thành vận đơn đích danh. Còn nếu không ghi thông tin gì, thì trở thành vận đơn vô danh.

    [​IMG]

    • Straight bills of lading (Vận đơn đích danh): Tên của người nhận hàng sẽ được ghi chú cụ thể trên vận đơn (tên, SĐT, địa chỉ,...). Người giao hàng chỉ bàn giao hàng hóa cho người này nếu họ xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh.

    • Bearer bills of lading (Vận đơn vô danh ): Trên vận đơn không ghi thông tin của người nhận hàng. Ai cầm theo vận đơn và các giấy tờ đúng thủ tục cũng có thể nhận hàng.
    5.2. Phân loại vận đơn theo “chất lượng”
    Có 2 khái niệm cho các phân loại này. Theo cách gọi thông dụng là vận đơn sạch, và vận đơn bẩn

    • Vận đơn sạch (tên gọi khác là vận đơn hoàn hảo - Tiếng Anh Clean B/L): là loại vận đơn mong muốn của bất kỳ chủ hàng nào. Trên vận đơn sạch sẽ không ghi bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa. Tức người mua, người bán, hay cả bên ngân hàng đều có thể an tâm khi thực hiện giao dịch vận chuyển, thanh toán. Vận đơn sạch là một khẳng định về hàng “chất lượng”

    • Vận đơn bẩn (tên gọi khác là vận đơn không hoàn hảo - Tiếng Anh Unclean B/L): Trái ngược với vận đơn sạch, vận đơn bẩn sẽ ghi chú lại những khiếm khuyết của hàng như hàng hư hỏng, ẩm ướt, bao bì rách, móp méo,...Vận đơn này không ai mong muốn vì nó làm giảm giá trị của lô hàng.
    5.3. Phân loại vận đơn dựa vào tiến độ đơn hàng
    • Shipped on board B/L: Vận đơn xác định hàng đã bốc lên tàu

    • Received for shipment B/L: Vận đơn nhận hàng để chở. Tức hàng vẫn chưa được bốc lên tàu. Nhưng có giá trị cam kết là đơn vị vận chuyển đã nhận hàng, hàng sẽ được xếp lên chuyến tàu đã định.
    5.4. Phân loại vận đơn căn cứ vào chủ thể cấp vận đơn
    Trong các tiêu chí phân loại vận đơn, thì phân loại dưới đây là phổ biến nhất và bạn sẽ thường xuyên bắt gặp như MBL, HBL,...

    • Vận đơn chủ (Master Bill of Lading - MBL): Vận đơn MBL do hãng tàu cấp trực tiếp. Đơn vị nhận hàng, gửi hàng có thể trực tiếp là cá nhân hoặc công ty, hoặc là một forwarder (công ty chuyên làm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu)

    • Vận đơn nhà (House Bill of Lading - HBL): Vận đơn HBL do công ty giao nhận (forwarder) cấp cho người gửi và người nhận hàng.
    Thông thường, khi hãng tàu nhận hàng, họ sẽ cấp MBL cho Forwarder. Sau đó, Forwarder sẽ cấp HBL lại cho người gửi hàng và nhận hàng.

    5.5. Phân loại vận đơn dựa vào yêu cầu xuất trình
    • Original B/L (Vận đơn gốc): Người nhận hàng phải xuất trình Vận đơn gốc này mới lấy được lệnh giao hàng D/O.

    • Telex Release B/L (Vận đơn giao hàng bằng điện): Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc. Thông qua điện giao hàng là họ đã có thể nhận hàng.

    • Surrendered B/L (Vận đơn xuất trình): Hình thức này giúp giải phóng hàng nhanh, vì người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc. Họ chỉ cần hoàn tất thủ tục thanh toán và lấy lệnh giao hàng D/O.
    5.6. Một số loại vận đơn khác
    Ngoài các cách phân chia ở trên, bạn sẽ bắt gặp một vài loại vận đơn khác không thông dụng lắm. Tuy nhiên nếu đã tìm hiểu kỹ về vận đơn là gì, thì bạn cần nắm thông tin đầy đủ:

    • Seaway bill: Nhiều người còn gọi Seaway bill là Express release. Loại này có khả năng giúp giải phóng hàng một cách nhanh chóng. Có giá trị như một giấy gửi hàng, không có giá trị sở hữu hay đầy đủ chức năng như B/L thông thường.

    • Switch Bill of Lading: Phục vụ cho việc mua bán sang tay hàng hóa giữa 3 bên. Tuy nhiên trong giao dịch này, thì người bán hàng và người mua hàng sẽ không biết thông tin của nhau. Mọi hoạt động giao dịch đều thông qua trung gian.

    • Combined Bill of Lading: Thường gọi là vận đơn liên hợp, tương tự như vận đơn vận tải đa phương thức (Intermodal B/L hay Multimodal B/L hay ). Là những hàng hóa được chuyển tới điểm đích thông qua một hàng trình được đáp ứng bởi nhiều phương tiện đa dạng khác nhau tàu biển, xe container, xe tải,...
    6. Vận đơn hàng không là gì? Sự khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn đường biển
    Khác với vận đơn đường biển được phát hành chủ yếu là hãng tàu, thì vận đơn hàng không sẽ do hãng hàng không phát hành. Phương thức vận chuyển hàng là bằng máy bay thay vì tàu biển, nên tốc độ giao hàng sẽ nhanh hơn. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc giá vận chuyển cao hơn.

    Hầu như vai trò, chức năng của vận đơn đường hàng không cũng gần giống như đường biển. Theo đó, vận đơn hàng không sẽ xác nhận việc hãng hàng không đã tiếp nhận hàng hóa, có giá trị như một biên lai gửi hàng.

    Vận đơn hàng không tiếng anh là AirWay bill (AWB), cũng được chia làm 2 loại như vận đơn đường biển:

    • Vận đơn chủ (Master Airway Bill - MAWB) do hãng hàng không phát hành

    • Vận đơn nhà (House Airway Bill - HAWB) do đơn vị giao nhận phát hành
    Phân biệt vận đơn hàng không và vận đơn đường biển

    [​IMG]

    Như đã nói, vận đơn đóng vai trò rất quan trọng trọng bộ chứng từ phục vụ thông quan hàng hóa. Do đó, các bên người gửi và người nhận hàng cần kiểm tra những thông tin trên vận đơn thật kỹ lưỡng. Đặc biệt kiểm tra kỹ mã vận đơn, số container, số seal, số lượng và trọng lượng hàng, tên cảng, …. Đảm bảo sự thống nhất, không có sai sót.

    Nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian chỉnh sửa, kéo theo đình trệ hoạt động xuất nhập khẩu và các khoản phí phát sinh. Bí quyết là bạn nên đối chiếu vận đơn với các chứng từ khác như Packing List, Certificate of Origin (C/O), Commercial Invoice,...
    Theo: taxitaisaigon.vn
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...